Phụ lục 1 Tuân thủ Vô trùng và Duy trì vô trùng

Phụ lục 1 Tuân thủ Vô trùng và Duy trì vô trùng

  • Hãng sản xuất:
    Model:
    Document:
    • Yêu cầu báo giá Request a Quotation
  • Liên hệ

NỘI DUNG TRÌNH BÀY

  • Yêu cầu của Phụ lục 1 về Vô trùng và Duy trì Vô trùng
  • Sử dụng các chỉ số sinh học và chỉ số hóa học theo Phụ lục 1
  • Sử dụng hệ thống bảo vệ vô trùng tuân thủ Phụ lục 1

Yêu cầu của Phụ lục 1 về Vô trùng và Duy trì Vô trùng

Mục đích của việc gói vô trùng là gì?

Phần 8.48, Phụ lục 1 của EU

  Khi nguyên liệu, thiết bị, các bộ phận và các hạng mục phụ trợ được khử trùng trong bao bì hoặc vật chứa kín thì bao bì phải đủ tiêu chuẩn để giảm thiểu nguy cơ tạp nhiễm tiểu phân, vi sinh vật, nội độc tố/chí nhiệt tố hoặc hóa chất và để tương thích với phương pháp vô trùng đã chọn. Quá trình niêm phong bao bì phải được thẩm định. Việc thẩm định phải xem xét tính toàn vẹn của hệ thống hàng rào bảo vệ vô trùng, thời gian giữ tối đa trước khi tiệt trùng và thời hạn sử dụng tối đa được ấn định cho các hạng mục đã tiệt trùng. Cần kiểm tra tính toàn vẹn của hệ thống hàng rào bảo vệ vô trùng đối với từng vật dụng đã được vô trùng trước khi sử dụng. 

Các nhà sản xuất dược phẩm được đóng ống vô trùng cần phải bảo vệ bề mặt tiếp xúc của sản phẩm bằng cách vô trùng cho đến thời điểm sử dụng trên dây chuyền đóng ống

Khuyến nghị thực hành tốt nhất

Các bề mặt tiếp xúc sản phẩm sơ cấp và thứ cấp

Tiệt trùng bằng nồi hấp

Thẩm định vô trùng

  • Thẩm định lại
  • Kiểu nạp
  • Chỉ số sinh học
  • Thời gian giữ tối đa
  • Chỉ số hóa học

Thẩm định vô trùng bằng nồi hấp

Phần 8.36, Phụ lục 1 của EU

Tất cả các quá trình vô trùng phải được thẩm định. Các nghiên cứu về thẩm định cần tính đến thành phần sản phẩm, điều kiện bảo quản và thời gian tối đa từ khi bắt đầu chuẩn bị sản phẩm hoặc nguyên liệu cần tiệt trùng đến khi vô trùng sản phẩm đó. Trước khi áp dụng bất kỳ quy trình vô trùng nào, tính phù hợp của quy trình đó đối với sản phẩm và thiết bị cũng như hiệu quả của quy trình đó trong việc đạt được các điều kiện vô trùng mong muốn một cách nhất quán ở tất cả các bộ phận của từng loại tải lượng được xử lý phải được xác nhận đặc biệt bằng các phép đo vật lý và các chỉ số sinh học ( BI) khi thích hợp. Để tiệt trùng hiệu quả, toàn bộ sản phẩm, bề mặt của thiết bị và các bộ phận phải được xử lý theo yêu cầu và quy trình phải được thiết kế để đảm bảo đạt được mục đích này.

 

Sản phẩm

•             Thành phần

•             Điều kiện bảo quản

•             Số lần lưu giữ Phương pháp vô trùng

•             Sự phù hợp

•             Thẩm định hiệu quả

•             Các phép đo vật lý Chỉ tiêu sinh học Tất cả các bề mặt thiết bị

 

Thẩm định vô trùng bằng nồi hấp

Phần 8.38, 8.39 Phụ lục 1 của EU

Phải thiết lập các mô hình tải lượng đã được thẩm định cho tất cả các quá trình tiệt trùng và các mô hình tải lượng phải được thẩm định lại định kỳ. Tải tối đa và tối thiểu cũng nên được coi là một phần của chiến lược thẩm định tải lượng tổng thể.

Hiệu lực của quy trình tiệt trùng cần được xem xét và xác minh theo các khoảng thời gian đã định dựa trên nguy cơ. Chu trình tiệt trùng bằng nhiệt phải được đánh giá lại với tần suất tối thiểu ít nhất là hàng năm đối với các kiểu tải lượng được coi là trường hợp xấu nhất. Các kiểu tải lượng khác phải được xác nhận ở tần suất phù hợp trong CCS

Mô hình tải lượng

•             Tối đa

•             Tối thiểu

•             Thẩm định lại Thời gian

•             Định kỳ

•             Tần suất dựa trên nguy cơ

•             Tối thiểu hàng năm đối với tải lượng trong trường hợp xấu nhất

Sử dụng chỉ số sinh học và chỉ số hóa học theo Phụ lục 1

Các chỉ số sinh học

Phần 8.43, Phục lục 1 của EU

Độ tin cậy của BI là quan trọng… Trước khi sử dụng lô/mẻ BI mới, quần thể, độ tinh khiết và danh tính của sinh vật chỉ báo của lô/mẻ phải được xác minh. Đối với các thông số quan trọng khác, v.d. giá trị D, giá trị Z, thông thường có thể sử dụng chứng chỉ lô do cơ sở cung ứng đủ năng lực cung cấp.

Xác minh người dùng cuối

•             Quần thể

•             Độ tinh khiết

•             Danh tính của sinh vật

Giấy chứng nhận của nhà sản xuất cho:

•             Giá trị D

•             Giá trị Z

•             Giá trị khác

 

Phần 8.44, Phụ lục 1 của EU

Cần có các phương tiện rõ ràng để phân biệt các sản phẩm, thiết bị và linh kiện chưa qua quá trình tiệt trùng với những sản phẩm đã qua quá trình tiệt trùng.

Khi thích hợp, các chỉ số như băng hấp tiệt trùng hoặc các chỉ số chiếu xạ có thể được sử dụng để cho biết liệu một lô (hoặc nguyên liệu, thành phần, thiết bị của lô phụ) đã trải qua quá trình tiệt trùng hay chưa. Tuy nhiên, các chỉ số này chỉ cho thấy quá trình tiệt trùng đã diễn ra; chúng không biểu thị mức độ vô trùng của sản phẩm hoặc mức độ đảm bảo vô trùng cần thiết. 

•             Chỉ số quá trình

•             Không phải là dấu hiệu cho thấy sản phẩm vô trùng

 

Phần 8.61, Phụ lục 1 của EU

Cần có sự đảm bảo đầy đủ về việc loại bỏ không khí trước và trong khi tiệt trùng khi quá trình tiệt trùng bao gồm cả việc làm sạch không khí (v.d. tải hấp xốp, buồng đông khô). Đối với nồi hấp, việc này phải bao gồm chu trình kiểm tra loại bỏ không khí (thường được thực hiện hàng ngày) hoặc sử dụng hệ thống phát hiện không khí. Tải lượng được khử trùng phải được thiết kế để hỗ trợ loại bỏ không khí hiệu quả và thoát nước tự do để ngăn ngừa sự tích tụ nước ngưng tụ.

Thẩm định loại bỏ không khí

•             Bowie Dick Test

•             Thực hiện hàng ngày

Phương pháp này thường được thực hiện hàng ngày để đảm bảo rằng quá trình loại bỏ không khí trong môi trường làm việc được thực hiện hiệu quả. Bowie Dick Test là một phương pháp kiểm tra quá trình loại bỏ không khí trong autoclave (máy tiệt trùng bằng hơi nước) để đảm bảo rằng quá trình tiệt trùng diễn ra đúng cách và không có không khí còn lại trong thiết bị sau khi quá trình tiệt trùng hoàn tất. Việc thực hiện kiểm tra này hàng ngày giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình tiệt trùng.

Sử dụng hệ thống bảo vệ vô trùng tuân thủ Phụ lục 1

Bảo vệ thiết bị tiệt trùng

Phần 8.46, Phụ lục 1 của EU

Cần phải có biện pháp bảo vệ thích hợp sau khi đã tiến hành quá trình khử trùng. Mục tiêu của việc này là ngăn ngừa tái nhiễm bẩn sau khi đã tiến hành quá trình khử trùng. Nếu các vật dụng đã được tiệt trùng nhưng không được sử dụng ngay sau đó, chúng phải được bảo quản bằng cách sử dụng bao bì kín đáo và phải thiết lập thời gian giữ tối đa để đảm bảo tính hiệu quả của quá trình tiệt trùng. Điều này giúp đảm bảo rằng các vật dụng sẽ không bị nhiễm bẩn lại sau khi đã được tiệt trùng.

 

Phần 8.47, Phụ lục 1 của EU

Khi nguyên liệu, thiết bị, linh kiện và các hạng mục phụ trợ được khử trùng trong bao bì kín và sau đó chuyển sang Cấp A thì việc này phải được thực hiện bằng các phương pháp đã được thẩm định phù hợp (v.d. cửa liên động hoặc cửa sập) kèm theo khử trùng bên ngoài bao bì kín. Việc sử dụng công nghệ cảng trung chuyển nhanh cũng cần được cân nhắc. Các phương pháp này phải được chứng minh là có hiệu quả kiểm soát nguy cơ tạp nhiễm tiềm ẩn ở các khu vực sạch Cấp A và Cấp B, tương tự như vậy, quy trình khử trùng phải được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm bất kỳ sự tạp nhiễm nào trên bao bì xuống mức chấp nhận được khi đưa vật phẩm vào khu vực Cấp B và Cấp A.

Khuyến nghị thực hành tốt nhất – V.d. RABS/thiết bị phân lập – Kim chiết

Giai đoạn bọc hoặc đậy kín các bộ phận sau khi đã được khử trùng trong hệ thống RABS (Restricted Access Barrier System - Hệ thống rào cản truy cập hạn chế) hoặc thiết bị cách ly trước khi thực hiện quá trình khử nhiễm môi trường bằng phương pháp VHP® (vaporized hydrogen peroxide - hiđro peroxit hơi). Sau khi quá trình sục khí khử nhiễm hoàn tất, việc tháo/mở các bộ phận đã được khử trùng thông qua các cổng găng tay. Điều này nhằm đảm bảo rằng các bộ phận đã được khử trùng, được bảo quản và xử lý một cách an toàn để ngăn ngừa tái nhiễm bẩn và duy trì vô trùng.

Nguồn: Phụ lục 1 Tuân thủ Vô trùng và Duy trì vô trùng VNPCA & ISPE Singapore EU GMP Workshop 15/12/2023.

 

 

 

 

 

  • Cam kết chất lượng
  • Bảo hành chính hãng
  • Giao hàng tận nơi
  • DỊCH VỤ 24/7
DMCA.com Protection Status