Sửa đổi Phụ lục 1 - Những thách thức trong việc thực hiện Hướng dẫn Vô trùng mới
-
Hãng sản xuất: Model: Document: -
Liên hệ
Bối cảnh – Phụ lục 1
Cập nhật bản sửa đổi năm 2008 của Phụ lục 1 được công bố vào năm 2015, với khung thời gian xuất bản ước tính là 2 năm.
Dự thảo công bố công khai đầu tiên được ban hành vào tháng 12/2017, sau đó là tham vấn cộng đồng.
Dự thảo công khai lần thứ 2 được ban hành vào tháng 2/2020, sau đó là tham vấn có mục tiêu.
Tài liệu được xuất bản vào ngày 25 tháng 8 năm 2022.
Lịch sử thay đổi
Một số nguyên nhân gây chậm trễ…đồng thuận không hề dễ dàng.
- Tham vấn cộng đồng (dự thảo lần 1) nhận được hơn 4000 ý kiến
- Tham vấn có mục tiêu (dự thảo lần 2) nhận được thêm 2000 ý kiến
Sao bản mới dài thế?
Bản mới có độ dài gần gấp 2,5 lần và số từ gần gấp 4 lần so với bản trước đó...
Khi so sánh các tài liệu, dễ nhận thấy rằng đã có nỗ lực lớn để loại bỏ mọi sự mơ hồ một cách cụ thể (và hầu hết đã đạt được thành công).
- Sử dụng ngôn từ chính xác hơn
- Nỗ lực được đặt vào việc giải quyết những phần mơ hồ cụ thể, không chỉ là một cách chung chung.
- Cung cấp thông tin chi tiết hơn, giúp tăng cường sự hiểu biết và rõ ràng trong các văn bản và tài liệu.
Phụ lục 1 – Vô trùng, nhưng có thể hơn thế không?
Phụ lục 1 là hướng dẫn duy nhất trong PIC/S và EMA GMP đưa ra lời khuyên chi tiết về thiết kế cơ sở
Không phải tất cả thông tin đều có thể áp dụng cho tất cả các nhà sản xuất, nhưng đây là nguồn thông tin hữu ích cho các nhà sản xuất sản phẩm không vô trùng cũng như ngành công nghiệp vô trùng.
Phụ lục 1 mới dường như đã đặt ra một số ranh giới về cách sử dụng nó bên ngoài khu vực sản xuất vô trùng
Những khu vực không vô trùng nào được đề cập?
Một số chất lỏng, kem, thuốc mỡ và các sản phẩm trung gian sinh học có tổng lượng vi sinh vật tạp nhiễm thấp "nhất định"… mà với chúng việc kiểm soát tạp nhiễm vi sinh vật, tiểu phân và nội độc tố/chí nhiệt tố được coi là quan trọng
- Không đề cập đến dạng bào chế rắn
- Không đề cập đến các sản phẩm trung gian hoặc dược chất khác cho thành phẩm vô trùng ngoài sinh phẩm
- Dường như không thừa nhận rằng việc ngăn ngừa tạp nhiễm được coi là quan trọng đối với MỌI sản phẩm trị liệu dùng cho con người
Có lẽ một lời mời sử dụng rộng rãi kèm theo khuyến nghị cụ thể cho các sản phẩm có nguy cơ cao hơn sẽ có ý nghĩa hơn!
Những hạn chế nào được lưu ý đối với sản phẩm không vô trùng?
Tuyên bố Phạm vi đưa ra các nguyên tắc và hướng dẫn sau đây có thể hữu ích cho các nhà sản xuất sản phẩm không vô trùng được chỉ định:
- Chiến lược kiểm soát tạp nhiễm
- Thiết kế mặt bằng nhà xưởng
- Phân loại phòng sạch, đánh giá, thẩm định, theo dõi, giám sát
- Trang phục của nhân viên
Mặc dù tuyên bố này không được coi là toàn diện nhưng đáng chú ý là nó không đề cập đến giám sát môi trường, hệ thống phụ trợ, hệ thống sử dụng một lần hoặc các khía cạnh kiểm soát chất lượng mà vốn cũng có thể là hướng dẫn hữu ích cho sản xuất không vô trùng.
Các mối quan tâm chung với Phụ lục 1
Phụ lục 1 mới là sự gia tăng đáng kể các yêu cầu?
- Vâng, vừa có vừa không.
- Trong PE 009-16, Phụ lục 1 có 127 điều khoản bao trùm18 trang; trong PE 009-17, Phụ lục 1 có 294 điều khoản, tăng số trang lên 66 trang.
- Trong số 127 điều khoản tại Phụ lục 1 của PE 009-16, chỉ có khoảng 40 điều khoản là không thay đổi trong PE 009-17 và ít nhất 14 điều khoản đã bị loại bỏ hoàn toàn.
- Trong số 294 điều khoản tại PE 009-17, hơn 100 điều khoản là hoàn toàn mới, không có điều khoản tương ứng trực tiếp nào trong PE 009-16.
- Tuy nhiên, thay vì tạo ra nhiều yêu cầu mới, các điều khoản mới thường làm rõ các yêu cầu hiện có và cung cấp hướng dẫn mới ở những chỗ trước đây chưa từng có.
Phụ lục 1 mới sẽ khiến cơ sở hiện tại trở thành không tuân thủ?
Các thay đổi trong Phụ lục 1 đã được mô tả rõ ràng, mở ra khả năng sử dụng các công nghệ hiện có. Điều này không phải là lần đầu tiên mà PIC/S thay đổi yêu cầu của mình.
Để đối mặt với thay đổi, quan trọng là bắt đầu sớm, nhận biết rõ ràng những điểm chưa rõ ràng và triển khai một chiến lược kiểm soát để đảm bảo sự tuân thủ và hiệu suất của cơ sở.
Các chủ đề chính
- Cơ sở vật chất, thiết bị và quy trình phù hợp
- Nhân sự phù hợp
- Chiến lược kiểm soát tạp nhiễm phù hợp, chi tiết và được ghi chép lại
- Áp dụng phù hợp các nguyên tắc QRM
Chủ đề chính – Cơ sở vật chất, thiết bị và quy trình
- Tăng cường tập trung vào các yếu tố thiết kế
- Tăng đáng kể chi tiết liên quan đến các yêu cầu về đánh giá và thẩm định
- Trọng tâm mới đặt vào việc xác minh liên tục (chủ yếu thông qua CCS)
- Đồng thời, khuyến khích sử dụng công nghệ thực hành tốt nhất để đảm bảo hiệu suất tối ưu trong quá trình sản xuất.
Chủ đề chính – Nhân sự
- Chúng ta sẽ tập trung vào một chủ đề quan trọng trong ngành dược phẩm - nhân sự. Điều quan trọng đầu tiên là yêu cầu về trình độ và kinh nghiệm của nhân sự. Không chỉ là vấn đề của số lượng, mà còn về chất lượng, chúng ta cần những người có trình độ và kinh nghiệm phù hợp để đảm bảo quy trình sản xuất vô trùng diễn ra một cách an toàn và hiệu quả.
- Chi tiết hơn về kỳ vọng đào tạo nhân sự làm việc trong ngành sản xuất vô trùng
- Kỳ vọng rằng hành vi của nhân sự phù hợp với nguyên tắc bảo vệ sản phẩm vô trùng trong các quá trình sản xuất
Chủ đề chính: Quản lý rủi ro về chất lượng (QRM)
Từ phần Phạm vi
QRM áp dụng toàn bộ cho tài liệu này và thông thường sẽ không được đề cập đến trong các đoạn văn bản cụ thể. Khi các giới hạn, tần suất hoặc phạm vi cụ thể được quy định thì chúng phải được coi là yêu cầu tối thiểu. Chúng được nêu rõ dựa trên kinh nghiệm quản lý trước đây về các vấn đề đã được xác định và đã ảnh hưởng đến sự an toàn của bệnh nhân.
Từ phần Nguyên tắc
Các quy trình, thiết bị, cơ sở vật chất và hoạt động sản xuất phải được quản lý theo nguyên tắc QRM để cung cấp phương tiện chủ động để xác định, đánh giá một cách khoa học và kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn đối với chởt lượng. Khi sử dụng các phương pháp tiếp cận thay thế thì các phương pháp này cần được hỗ trợ bởi cơ sở hợp lý, đánh giá và giắm thiểu rủi ro phù hợp và phắi đáp ứng mục đích của Phụ lục này.
Trước tiên, các ưu tiên của QRM phắi bao gồm thiết kế cơ sở, thiết bị và quy trình phù hợp, tiếp theo là thực hiện các quy trình được thiết kế tốt và cuối cùng là áp dụng hệ thống giám sát như một yếu tố chứng minh rằng thiết kế và quy trình đã được triển khai chính xác và tiếp tục thực hiện phù hợp với mong đợi.
Chỉ một mình giám sát hoặc xét nghiệm thì sẽ không đảm bảo được tính vô trùng.
Chủ đề chính – Chiến lược kiểm soát tạp nhiễm
- Một sự thay đổi đáng kể trong cách chúng ta phải trình bày dữ liệu, đặc biệt là với ngành dược phẩm. Ngày nay, không chỉ có một nguồn duy nhất mà chúng ta phải tập trung vào – tài liệu. Điều này không chỉ là một thay đổi về hình thức, mà là một cách tiếp cận toàn diện, cung cấp cho chúng ta toàn bộ câu chuyện về kiểm soát tạp nhiễm tại cơ sở
- Ý nghĩa đối với cách thức đánh giá việc kiểm soát tạp nhiễm. Bằng cách này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về khả năng đảm bảo chất lượng và an toàn trong quá trình sản xuất dược phẩm.
- Đặc biệt, sự thay đổi này chắc chắn sẽ tác động đến cách thức thực hiện thanh tra của các cơ quan quản lý. Sự tập trung vào nguồn thông tin đầy đủ và chi tiết này sẽ giúp cải thiện quy trình đánh giá và đảm bảo rằng mọi cơ sở sản xuất đều tuân thủ đúng các tiêu chuẩn và quy định
Đâu là tác động và thách thức lớn nhất?
- Chiến lược kiểm soát tạp nhiễm – sẽ xem xét chi tiết sau
- Giám sát môi trường (và đặc biệt là vi mô)
- Đánh giá phòng sạch
- Khả năng bảo vệ của khu vực Cấp A được chứng minh
- Kiểm tra tính toàn vẹn sau khi khử trùng trước khi sử dụng (PUPSIT)
- Kỳ vọng thẩm định rõ ràng
Nguồn: Sửa đổi Phụ lục 1 - Những thách thức trong việc thực hiện Hướng dẫn Vô trùng mới VNPCA & ISPE Singapore EU GMP Workshop 14/12/2023.
- Cam kết chất lượng
- Bảo hành chính hãng
- Giao hàng tận nơi
- DỊCH VỤ 24/7